Công dụng và tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là dòng dược phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay. Nó có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên được dùng để đặc trị rất nhiều loại bệnh như viêm họng, viêm xoang, viêm phổi, nhiễm trùng… Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả và an toàn hơn.

Contents

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp điều trị nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn gây  bệnh khác nhau. Những bệnh thường xuyên phải dùng kháng sinh là bệnh viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh với công dụng điều trị các loại vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc kháng sinh có thể điều trị nhiều loại vi khuẩn khác nhau, được gọi là kháng sinh phổ rộng. Còn những loại kháng sinh chỉ điều trị được 1 loại vi khuẩn thì được gọi là kháng sinh phổ hẹp.

thuoc-khang-sinh
Thuốc kháng sinh giúp điều trị các loại vi khuẩn nhanh chóng

Thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ gì?

Kháng sinh được xem là một loại thuốc chống nhiễm trùng rất tốt. Do đó, nó được sử dụng để chữa một số bệnh như viêm xoang, ho, cảm cúm, nhiễm khuẩn răng, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phế quản, đau họng. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ như:

  • Đau dạ dày: Đây là tác dụng phụ thường gặp của kháng sinh. Khi đưa thuốc vào dạ dày, nó sẽ diệt cả vi khuẩn có hại và lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi sinh và tạo điều kiện cho các ổ viêm loét dạ dày, từ đó làm bạn bị đau dạ dày. Ngoài ra, uống kháng sinh còn khiến bạn bị buồn nôn, chuột rút, tiêu chảy. một số loại kháng sinh có thể khiến bạn bị đau dạ dày là penicillin, macrolide, fluoroquinolones. Do vậy, khi mắc phải tình trạng này, các bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc chữa đau dạ dày như thuốc dạ dày Mộc Vị Khang, thuốc dạ dày Bình Vị Nam
  • Da dễ bị cháy nắng: Khi uống thuốc kháng sinh, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng, làm da của chúng ta dễ bắt nắng và cháy nắng. Sau khi ngừng dùng thuốc, tình trạng này sẽ dần biến mất đi.
  • Sốt: Sốt là tác dụng phụ phổ biến của hầu hết các loại thuốc kháng sinh. Nó có thể xảy ra với bất cứ loại kháng sinh nào nhưng phổ biến nhất vẫn là thuốc cephalexin, sulfonamides. Theo đó, khi sau khi uống kháng sinh, triệu chứng sốt có thể sẽ tự  khỏi nhưng sau khoảng 1 – 2 ngày mà không đỡ thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.
  • Nhiễm nấm âm đạo: Dùng kháng sinh sẽ làm giảm vi khuẩn có ích như lactobacillus ở trong âm đạo. Đây là loại vi khuẩn có thể tiêu diệt nấm candida. Tuy nhiên, khi lượng vi khuẩn có lợi giảm thì nấm candida sẽ phát triển, làm am đạo bị ngứa, nóng rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
  • Răng đổi màu: Một số loại kháng sinh tetracycline và doxycycline có nguy cơ gây ố răng vĩnh viễn ở trẻ rất cao, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 8 tuổi. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu uống các loại kháng sinh này cũng có thể làm cho thai nhi bị đổi màu răng sau khi được sinh ra.
  • Dị ứng: Khi dị ứng với thuốc kháng sinh, người bệnh có thể bị sưng lưỡi, tê môi, khó thở, sưng họng, nổi mề đay.
  • Hội chứng Stevens-Johnson: Hội chứng này xảy ra khi dùng thuốc kháng sinh beta-lactam và sulfamethoxazole. Đây là một hội chứng gần giống cúm và thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu.
  • Gây ra các bệnh về tim mạch: Một số vấn đề về tim mạch khi dùng kháng sinh là huyết áp thấp, loạn nhịp tim. Theo đó, những loại thuốc có thể gây ra các vấn đề về tim mạch là erythromycin, ciprofloxacin.
  • Co giật: Đây là tác dụng  phụ thường xảy ra ở những người có tiền sử bị co giật. Đây là tình trạng xảy ra phổ biến với các loại thuốc như ciprofloxacin, cefixim,  cephalexin.
uong-thuoc-khang-sinh
Uống nhiều thuốc kháng sinh thường gây tác dụng phụ cho người dùng

Cách sử dụng thuốc kháng sinh hiệu quả

Để bảo vệ bản thân khỏi các tác dụng phụ và đạt hiệu quả sử dụng kháng sinh, bạn nên đảm bảo những nguyên tắc dưới đây:

  • Chỉ dùng kháng sinh khi thực sự cần thiết: Kháng sinh là thuốc chỉ có tác dụng điều trị một số loại vi khuẩn gây bệnh như tiêu chảy, viêm họng nhưng lại không thể có công dụng diệt vi rút gây bệnh cúm, cảm lạnh, sổ mũi.
  • Dùng thuốc kháng sinh dưới sự chỉ định của bác sĩ: Do mỗi loại kháng sinh đều có cơ chế tác động và có tác dụng trên từng loại vi khuẩn khác nhau nên sẽ có cách dùng với liều lượng khác nhau. Vì vậy, bạn nên dùng theo đơn của bác sĩ, không tự ý ngưng dùng hay tăng, giảm liều lượng.
  • Bỏ thuốc khi thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc khi bạn không dùng nữa.
  • Nên đi khám ngay nếu có các dấu hiệu dị ứng với thuốc như phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em.
  • Khi bị đau dạ dày do ảnh hưởng của tác dụng phụ của kháng sinh, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: thuốc dạ dày lương y Nguyễn Khoa, thuốc dạ dày Bình Vị Nam, thuốc dạ dày Trần Kim Huyền, Mộc Vị Khang…

Như vậy, thuốc kháng sinh là dòng dược liệu có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, để dùng thuốc hiệu quả, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Rate this post